Anh còn nhớ

Trước mặt ba mẹ em, anh đã xiết tay em thật chặt, và luôn khẳng định sẽ ở bên, che chở cho em đến trọn đời.

Lần em buồn khi công việc không như ý, anh đến công ty em chỉ để gửi lá thư, có một dòng: “Can đảm lên, người yêu! Anh luôn bên em!”.

Anh còn nhớ, với gương mặt hỉ hả anh xách về cho em một túi cà chua và không ngừng kể công: “Cà chua sạch đấy!”. Quên sao được cảnh thi thoảng anh thức dậy kê lại cái gối chân cho vợ đang có bầu khỏi mỏi. Anh còn đảm đang dậy sớm nấu ăn sáng, để vợ ngủ thêm chút nữa, vì thương vợ khó ngủ.

Anh còn nhớ lần em buột miệng than khi trời đã tối khuya, rằng xe máy phanh hơi sâu và vào số hơi nặng? Anh không quản ngại, lôi đồ nghề ra chỉnh lại luôn, bởi sáng hôm sau phải đi làm sớm nhỡ không kịp.

Từng hành động quan tâm nhỏ cùng những tháng ngày hạnh phúc ấy, chẳng khi nào em quên. Còn anh? Continue reading

Bỏ lỡ

Có ít nhất một lần mình bỏ lỡ. Lần đầu tiên là bỏ lỡ một bàn tay. Một bàn tay con trai nhưng nhỏ nhắn, mỏng manh. Bỏ lỡ vì chỉ kịp nhìn chứ chưa lần nào chạm vào vì mong manh quá.

Cứ tưởng khi mình chạm vào đôi bàn tay kia sẽ vỡ tan như bong bóng xà phòng. Cứ tưởng khi mình chạm vào, đôi bàn tay ấy sẽ không còn dang rộng cho mình nữa. Vì muốn để dành nên mình chỉ đứng nhìn. Nhưng cuối cùng rồi thì mình cũng bỏ lỡ cơ hội duy nhất trong suốt 3 năm để nắm lấy đôi bàn tay nhỏ nhắn. Giờ thì đôi tay ấy đã trở nên mạnh mẽ hơn, to lớn hơn để có thể che chở cho một người khác, không phải mình.

Mình từng bỏ lỡ mơ ước. Từ lúc nhỏ mình mơ thành cô giáo. Mình thích mặc áo dài, thích cầm phấn trắng, thích đối diện với bảng đen, thích mỉm cười với những ánh mắt ngây thơ đang hướng nhìn mình. Cuối cùng mình bỏ lỡ ước mơ của chính mình vì ước mơ của người khác. Thấy hối tiếc nhiều lắm. Continue reading

Có bao lâu mà hững hờ?

“Anh à, hôm nay anh có về sớm không?” Thoáng nghe thấy giọng vợ rụt rè hỏi trong máy, anh thấy thương sao là thương. Vậy mà trước kia, có khi anh cũng bẳn gắt với chị vài câu, kiểu như: “hai mẹ con cứ chủ động cơm nước đi, đợi anh làm gì…”.

Ta từng sống rất thờ ơ

Anh giỏi chuyên môn, nắm giữ vị trí cao trong công ty. Anh rất yêu nghề, say mê công việc và có một khả năng làm việc cực kỳ bền bỉ. Những lúc công việc quá gấp gáp, anh phải làm liên tục 3-4 đêm mà chỉ ngủ vài tiếng đồng hồ.
Việc cơ quan thì như vậy, về đến nhà, với quỹ thời gian ít ỏi của một ngày, anh dành hết cho cái tivi và máy tính. Có hàng ngàn thông tin mà anh muốn cập nhật, có hàng trăm trang web mà anh muốn xới tung lên. Đấy là chưa kể bạn đồng nghiệp của anh thường xuyên trong tình trạng online, muốn cùng anh bàn bạc công việc…
Thi thoảng anh cũng nghe thấy chị trách móc anh ít quan tâm tới chị và con. Khi ấy anh tự hứa với bản thân sẽ để ý chăm sóc gia đình hơn. Nhưng rồi đâu lại vào đấy. Với anh, cả công việc lẫn gia đình nhỏ của mình đều quan trọng như nhau, chỉ có điều đã thành thói quen, anh phó thác tất cả việc nhà cho vợ.

Rồi cuộc sống cứ thế tiếp diễn như nó vốn như vậy. Continue reading

Tình đầu, tình cuối

Nàng gặp lại Vinh khi đã có cuộc sống gia đình rất tốt đẹp, song vẫn còn gì đó gợn lại trong lòng nàng, như con sóng nhẹ gợi lại nỗi nhớ, nụ cười buồn về sự mong ngóng ngu ngơ. Hồi đó…

Hai đứa học đại học cùng nhau, Vinh học giỏi, nàng cũng chẳng kém. Họ trở nên thân thiết rồi mến nhau từ lúc nào. Mãi đến kỳ cuối cùng của năm học cuối Vinh mới đủ can đảm tỏ tình, nàng run rẩy đón nhận mối tình đầu và cùng hẹn nhau, Vinh sẽ về quê ổn định công việc trước, rồi gắng thu xếp việc cho nàng.

Sau khi, nhờ bố mà có chân trong ủy ban nhân dân tỉnh, Vinh chưa kịp thực hiện lời hứa thì mẹ anh đột nhiên đổ bệnh ung thư, cả nhà xúm vào chăm sóc, nàng cũng vượt đường xa đến thăm, song chuyện của họ phải gác lại, nàng ở Hà Nội tìm việc và chờ đợi.

Năm sau mẹ Vinh mất, nàng về chia buồn. Vinh đối xử với nàng vẫn nhẹ nhàng, tình cảm, nhưng công việc và đám cưới của họ chưa ai dám nhắc đến. Continue reading

Vợ tôi đáng giá nghìn vàng

Lấy nhau đã bốn năm, hai vợ chồng tôi cùng nhau vượt qua bao gian khó. Tôi tự hào lắm và rất yêu vợ. Em cũng thế. Vì điều kiện công việc tôi thường xuyên vắng nhà, luôn mang trong mình tình yêu và nỗi nhớ vợ con.

Tôi biết vợ chồng xa nhau là sự thiệt thòi cho cả hai, nhưng có lẽ vợ tôi thiệt thòi hơn vì chỉ có mình em chăm sóc con cái, quán xuyến việc nhà. Lúc nào em cũng tận tuỵ với gia đình, họ mạc.

Nhớ lại ngày đầu tiên tôi đưa em về ra mắt gia đình, ai cũng chê em “nhỏ như cái kẹo” lại “công việc không ổn định”. Nhưng tôi và em vẫn quyết lấy nhau. Cưới nhau rồi có con, em nghỉ làm ở công ty cũ để chăm con. Rồi em quyết tâm thi tuyển viên chức vào cơ quan giáo dục. Em thi đỗ, vậy là em cũng thành cô giáo.

Cuộc sống trôi đi với bao nhiêu thăng trầm, những khó khăn vất vả, những lo toan muộn phiền, nhưng lúc nào em cũng là bến bờ bình yên của tôi. Chẳng lúc nào em làm tôi giận cả. Ở bên em tôi luôn có cảm giác như ngày mới yêu nhau, em thực sự biết giữ lửa cho cuộc sống vợ chồng. Continue reading

Mẹ của con!

Con ngồi lặng trước tấm hình chụp chung của bốn mẹ con. Trong ảnh, mẹ cười thật hiền. Nỗi khó khăn, nhọc nhằn cuộc sống không làm mất đi nét đẹp đậm đà, hồn hậu của mẹ. Ấu thơ đói nghèo, khốn khó. Càng khốn khó hơn với gia đình mình khi bỗng một ngày bố thất nghiệp, chán đời và tìm tới rượu. Cuộc sống của bốn mẹ con mình chẳng khác gì địa ngục. Ngày qua ngày, sáng lại chiều, bố chỉ biết bầu bạn với chai rượu, không làm bất cứ một việc gì để đỡ bớt gánh nặng áo cơm đang đè nặng lên đôi vai gầy của mẹ. Rượu vào lời ra, bố bắt đầu chửi. Trước là chửi cái cuộc sống nghèo hèn sống không bằng chết. Sau bố chửi sang mẹ con mình, chửi mẹ là “con vịt bầu” không biết đẻ, sinh toàn một lũ vịt giời ăn hại, chỉ tổ làm khổ thân bố nai lưng ra nuôi lũ vịt giời vô tích sự. Continue reading

Bút ký đầy nước mắt

Những hiểu lầm vô tình nối tiếp, đã làm vấp những bước chân của hạnh phúc. Khi số mệnh bắt ta trả giá, tất cả đã trở nên muộn màng. Đây là một câu chuyện có thực và đầy nước mắt.

1. Mẹ ở quê lên

Sau khi kết hôn hai năm, chồng tôi bàn với tôi đón mẹ lên ở chung để chăm sóc bà những năm tuổi già. Chồng tôi mất cha từ ngày anh còn nhỏ, mẹ chồng tôi là chỗ dựa duy nhất, mẹ nuôi anh khôn lớn, cho anh học hết đại học. “Khổ đau cay đắng” bốn chữ ấy vận đúng vào số phận mẹ chồng tôi! Tôi nhanh chóng gật đầu, liền đi thu dọn căn phòng có ban công hướng Nam, phòng có thể đón nắng, trồng chút hoa cỏ gì đó.

Chồng tôi đứng giữa căn phòng ngập tràn nắng, không nói câu nào, chỉ đột ngột bế bổng tôi lên quay khắp phòng, khi tôi giãy giụa cào cấu đòi xuống, anh nói: “Đi đón mẹ chúng ta thôi!”.

Chồng tôi vóc dáng cao lớn, tôi thích nép đầu vào ngực anh, cảm giác anh có thể tóm lấy cả thân hình mảnh mai bé nhỏ của tôi, nhét vào trong túi áo. Mỗi khi chúng tôi cãi cọ và không chịu làm lành, anh thường nhấc bổng tôi lên đầu quay tròn, cho đến lúc tôi sợ hãi van xin anh thả xuống. Nỗi sợ hãi hạnh phúc ấy làm tôi mê mẩn.Những thói quen ở nhà quê của mẹ chồng tôi mãi không thể thay đổi. Tôi thích mua hoa tươi bày trong phòng khách, mẹ chồng tôi sau này không nhịn được bảo: “Bọn trẻ các con lãng phí quá, mua hoa làm chi? Nào có thể ăn được như cơm!”. Continue reading

Ngàn con hạc giấy

Có một chàng trai đã gấp 1.000 con hạc giấy tặng người anh yêu. Mặc dù lúc đó anh chỉ là một nhân viên quèn trong công ty, tương lai chẳng có vẻ gì sáng lạn nhưng họ vẫn luôn rất hạnh phúc bên nhau.
Rồi cho đến một hôm người yêu của anh nói rằng nàng sẽ đi Paris, sẽ không bao giờ còn có dịp gặp lại anh nữa. Nàng rất lấy làm tiếc về điều này và an ủi chàng rằng rồi nỗi đau của chàng cũng sẽ trở thành dĩ vãng. Hãy để cho nó ngủ yên trong ký ức của mỗi người.
Chàng trai đồng ý nhưng trái tim tan nát. Anh lao vào làm việc quên cả ngày đêm, cuối cùng anh đã thành lập được công ty của riêng mình. Nó không chỉ giúp anh vươn đến những điều mà trước đây vì thiếu nó mà ngưới yêu đã rời bỏ anh, nó còn giúp anh xua đuổi khỏi tâm trí mình một điều gì đó của những tháng ngày xưa cũ. Continue reading